Phân loại rác thải

Phân loại rác trước khi thải ra môi trường là một trong những việc vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ không gian sống của con người và các sinh vật khác. Không những thế, phân loại rác còn giúp bạn lọc ra những nguyên liệu tái chế giúp tiết kiệm không ít chi phí và thời gian. Trong bài viết này, hãy cùng Mua phế liệu Trường Hải tìm hiểu chi tiết cách phân loại rác và phương pháp thu gom rác thải phù hợp nhất nhé. 

Vì sao phải phân loại rác thải tại nguồn 

Phân loại rác tại nguồn chính là việc xử lý, tách riêng từng loại rác và thu gom chúng theo từng loại khác nhau ngay tại hộ gia đình. Bạn có thể phân loại rác thành hai loại chính là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác khó phân hủy.

  • Rác dễ phân hủy có khá nhiều trong cuộc sống của xung quanh chúng ta như thức ăn thừa, tau hỏng, vỏ trái cây, lá… Loại này thường rất dễ bị hỏng trong điều kiện tự nhiên.
  • Rác thải khó phân hủy được chia làm hai loại là rác tái chế và không tái chế được. Những loại rác có thể tái chế được như kim loại, giấy, thùng đựng, các loại chai nhựa, đồ gia dụng… Những loại còn lại được liệt kê vào danh sách rác không tái chế được và phải loại bỏ.

Cũng có không ít bạn băn khoăn vì sao lại phải phân loại rác tại nguồn mà không đưa tới điểm tập trung rồi mới phân loại. Câu trả lời khá đơn giản, nếu phân loại rác tại nguồn giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian, đồng thời phân loại và tái sử dụng ngay những loại rác tái chế.

Đồng thời, phân loại còn giúp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gia tăng diện tích đất và nâng cao ý thức cho cộng đồng. Mặt khác, phân loại rác giúp tiết kiệm không ít thời gian và tiền bạc của nhà nước. Một hành động nhỏ của bạn đã có thể làm nên điều kỳ diệu cho môi trường sống xung quanh rồi đấy.

Phân loại rác thải đúng cách

Rác thải sinh hoạt được chia làm ba loại là rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế

Rác hữu cơ là những loại hoa quả, thức ăn thừa, lá cây, rau… bị hỏng và không có nhu cầu sử dụng thì bạn nên bỏ riêng chúng ra một túi riêng. Những loại rác này sẽ được bỏ riêng vào một nơi để xử lý trở thành phân bón cho cây trái.

Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng và cũng không thể tái chế được như các túi nilon, vật liệu xây dựng, đồ cao su, cốc thủy tinh vỡ… Những đồ chỉ dùng duy nhất một lần như hộp xốp, túi nilon khi chôn vùi dưới lớp đất sâu thì phải mất gần 400 – 600 năm mới phân hủy hết. Nếu chúng bị thả trôi xuống đại dương sẽ khiến các sinh vật biển ăn phải và chết.

Chính vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ vật không có khả năng tái chế. Thay vào đó hãy tích cực dùng những loại túi nilon tự phân hủy, hoặc đựng thức ăn trong những chiếc hộp dùng nhiều lần… cũng là một cách góp phần bảo vệ môi trường sống.

Rác tái chế là những loại rác khó phân hủy nhưng có thể được quay lại sử dụng như giấy phế liệu, vỏ hộp, chai nhựa, ghế nhựa, quần áo cũ… Thay vì tùy tiện vứt chúng vào thùng rác, bạn hãy bỏ ra một chiếc túi riêng và thu gom lại bán đồng nát. Việc này vừa tạo ra nguồn thu nhập nho nhỏ vừa là hành động thiết thực chống ô nhiễm môi trường. Đối với những loại quần áo cũ nếu không có nhu cầu sử dụng thì bạn hãy thu gom lại và đem đi tặng cho các em nhỏ vùng cao nhé.

Các phương pháp xử lý rác thải bạn nên biết

Chôn lấp hợp vệ sinh

Mỗi một địa bàn sẽ có khu chôn lấp vệ sinh riêng, rác thải được rải thành từng lớp, san ủi và phun thuốc, hóa chất để tăng tính hiệu quả, kích thích quá trình tự phân hủy. Tiếp theo là rắc vôi, lấp đất và san lấp mặt bằng. Tuy nhiên, việc này tốn khá nhiều thời gian và diện tích đất nên chỉ phù hợp với những nước chưa áp dụng công nghệ. 

Thiêu đốt 

Nếu không có nhiều diện tích đất chôn lấp thì thiêu đốt trong nhiệt độ cao từ 1.000 – 1.100 độ C trước khi thải ra môi trường là cách tốt nhất. Tại các nước tiên tiến, rác thải sau khi bị thiêu đốt có thể được tận dụng để phát điện. Tuy nhiên việc đầu tư chi phí cho nhà máy rất lớn nên nước ta chưa phát triển nhiều về cách thức này.

Chế biến rác thải thành compost

Có hai hình thức chế biến rác thải là tập trung và hộ gia đình. Đối với hình thức chế biến tập trung, rác sẽ được phân loại riêng và nghiền, ủ tạo phân vi sinh phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp. Nhưng vì chi phí cao và yêu cầu vốn lớn nên quy mô này không phát triển nhiều ở nước ta. Hầu hết các gia đình ở nông thôn Việt Nam đều áp dụng hình thức chế biến rác thải thành phân compost theo quy mô nhỏ. Rác hữu cơ sau quá trình phân hủy sẽ tạo ra phân compost có tác dụng làm thức ăn cho cây trồng và giữ độ phì nhiêu cho đất.

Trên đây là những thông tin cụ thể về việc phân loại rác cũng như các cách xử lý rác thải phổ biến nhất hiện nay, bạn hãy áp dụng ngay vào đời sống thực tế để bảo vệ môi trường sống của mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967 960 559