Chất thải y tế là gì? Rác thải y tế là gì?

Chất thải y tế là gì?

Rác thải y tế có những loại nào và cách xử lý chúng ra sao? Trong môi trường hiện nay, chất thải y tế được cho là khó xử lý bởi quy trình vô cùng phức tạp và yêu cầu cao. Trong bài viết này, hãy cùng thu mua phế liệu Trường Hải tìm hiểu chi tiết về chất thải y tế, phân loại và quy chế mới nhất về chất thải y tế của cục Quản lý môi trường Y Tế nhé. 

 

 Theo thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, chất thải y tế được định nghĩa là chất thải được phát sinh trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu… của các cơ sở y tế. Nếu chất thải này không được thu gom và xử lý đúng cách thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và môi trường.

Chất thải y tế là gì?

Chất thải y tế được xếp vào loại nguy hại là chất thải có một trong những thành phần như máu, dịch, chất bài tiết, chất phóng xạ… và có quy định riêng về quy trình thu gom, phân loại và xử lý. Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý chất thải nguy hại này vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi nhiều cơ sở y tế không có đầy đủ cơ sở vật chất và ngân sách để xử lý triệt để.

Phân loại chất thải y tế 

Chất thải y tế được chia làm 6 loại chính bao gồm:

Chất thải lâm sàng

Chất thải lâm sàng được chia làm các nhóm A, B, C, D, E. Mỗi nhóm có tính chất và đặc điểm khác nhau.

  • Nhóm A bao gồm các chất thải nhiễm khuẩn như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… có chứa mầm bệnh đủ khả năng gây bệnh. Nhóm A thường là các chất thải như gạc, bông y tế, găng tay y tế, bột bó gãy xương, dây truyền máu…
  • Nhóm B gồm các vật sắc nhọn như kim tiêm, dao, cán dao mổ, thủy tinh vỡ, lưỡi dao… và mọi vật liệu có khả năng tạo vết cắt, chọc thủng trong môi trường y tế.
  • Nhóm C là các chất thải có nguy cơ lây nhiễm từ phòng thí nghiệm như găng tay, ống nghiệm, túi đựng máu, bệnh phẩm…
  • Nhóm D bao gồm các chất thải dược phẩm, dược phẩm quá hạn, nhiễm khuẩn, những loại không còn nhu cầu sử dụng…
  • Nhóm E là các mô, cơ quan người bệnh hoặc động vật như chân, tay, nhau thai, tế bào thai…

Phân loại chất thải y tế 

Chất thải gây độc tế bào

Chất thải này có khá ít trong môi trường chất thải bệnh viện, khoảng 1% duy nhất bao gồm những vật liệu bị ô nhiễm như kim tiêm, gạc, bông, thuốc… quá hạn, nước tiểu, phân… 

Chất thải phóng xạ. Những chất thải từ hoạt động hóa trị, chẩn đoán, nghiên cứu thường ở ba dạng chính là rắn, lỏng và khí. Trong đó:

  • Chất thải dạng rắn bao gồm những vật liệu sử dụng trong quá trình xét nghiệm, chẩn đoán như kim tiêm, ống bơm, giấy thấm, gạc bông… 
  • Chất thải ở dạng lỏng thường là các dung dịch chứa những nhân tố phóng xạ tham gia điều trị, hóa trị liệu, chất bài tiết. 
  • Chất thải ở dạng khí là khí từ khó chứa chất phóng xạ được dùng trong lâm sàng

Chất thải hóa học

Chất thải này được sử dụng trong các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán gồm các chất quang học, dung môi, etylen, hỗn hợp hóa chất…

Các loại bình chứa có áp

Những loại bình chứa có áp cũng được liệt vào danh sách chất thải y tế bao gồm các bình chứa các khí CO2, O2, khí Gas, khí dung… và các loại bình dễ gây cháy nổ trong môi trường bệnh viện.

Chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ bệnh viện như giấy báo, thức ăn thừa, túi nilon, tài liệu đóng gói…

Thu gom chất thải y tế như thế nào?

Chất thải lây nhiễm

Đối với những chất thải có khả năng lây nhiễm thì phải được thu gom riêng và lưu giữ trong khuôn viên cơ sở y tế. Khi thu gom, các túi đựng chất thải y tế phải được buộc kín, thùng đựng phải có nắp đậy để không bị rò rỉ hay rơi ra trong quá trình thu gom. Các cơ sở y tế phải quy định rõ thời gian, địa điểm thu gom để tránh không làm ảnh hưởng tới khu vực chăm sóc người bệnh. Trước khi thu gom, cơ sở y tế phải xử lý sơ bộ những chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và quy định rõ tần suất thu gom chất thải 1 ngày/lần. Những cơ sở có lượng chất thải lây nhiễm dưới 5kg/ngày thì tần suất thu gom chất thải lây nhiễm về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên tối thiểu 1 lần/tháng.

Thu gom chất thải y tế như thế nào?

Chất thải không lây nhiễm

Chất thải không làm nguy hại tới con người sẽ được thu gom và lưu giữ riêng trong khuôn viên cơ sở. Các chất hàn răng, amalgam thải, những chất có chứa thủy ngân, thiết bị y tế bị vỡ… phải được lưu giữ riêng trong hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu khác phù hợp đảm bảo không bị rơi, phát tán ra ngoài môi trường. Chất thải y tế thông thường sẽ được thu gom lại với mục đích tái chế hoặc không tái chế sẽ được lưu giữ tại một khuôn viên riêng. 

Các loại chất thải y tế phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thải ra môi trường. Các cơ sở y tế phải xử lý những chất thải y tế nguy hại theo trình tự như sau:

  • Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung
  • Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế
  • Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.

Xử lý chất thải y tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0967 960 559